Trong quá trình niềng răng, nhiều người không tránh khỏi tình trạng viêm lợi gây khó chịu. Vậy nguyên nhân xuất hiện viêm lợi là do đâu, cách chữa trị như thế nào? Cùng theo dõi tiếp nhé!
Nguyên nhân chỉnh nha bị viêm lợi
Viêm lợi được xem là một trong những tình trạng răng miệng phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều gặp phải. Viêm lợi hay còn có tên gọi khác là viêm nướu, thường do vi khuẩn gây ra. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là viêm nha chu.
Biểu hiện viêm lợi
- Tình trạng lợi, nướu bị sưng đỏ, đau, dễ chảy máu mỗi khi ăn hoặc khi đánh răng. Nướu tụt khỏi phần chân răng khiến phần chân răng lộ nhiều hơn so với bình thường.
- Khi nói chuyện hơi thở có mùi khó chịu.
- Xuất hiện những mảng bám cao răng ở những vị trí lợi bị sưng đỏ.
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi trong khi chỉnh nha là gì? Ba nguyên nhân chính phải kể đến bao gồm:
Do vệ sinh không đúng cách
Trong quá trình chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc mang mắc cài trong miệng đã gây khó khăn trong việc làm sạch do thức ăn bị mắc kẹt lại ở phần mắc cài và răng. Nếu vệ sinh không sạch các thức ăn thừa sẽ tạo thành mảng bám và là môi trường để vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nên các bệnh lý về răng miệng và viêm lợi.
Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải đánh răng sai cách cũng là nguyên nhân gây viêm lợi. Việc kết hợp giữa lực chải quá mạnh cùng các sợi cứng của lông đầu bàn chải dễ làm chảy máu và rách lợi. Từ đó, các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển gây nên tình trạng viêm nướu.
Do chế độ ăn uống không phù hợp
Cũng trong quá trình niềng, mỗi lần tái khám và siết răng sẽ làm bạn cảm thấy đau hơn bình thường, cũng từ đó khiến cảm giác chán ăn ngày càng tăng. Việc lười ăn sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt một lượng dinh dưỡng.
Ngoài ra ở thời kỳ đầu của quá trình niềng, việc chưa quen với các loại khí cụ trong miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, cơ thể thiếu hụt Vitamin C, Canxi. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn tới răng bị yếu hơn so với bình thường, các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào răng gây viêm lợi.
Do sai thao tác kỹ thuật trong quá trình niềng
Trong thực tế đã có rất nhiều ca chỉnh nha thất bại do việc lựa chọn sai bác sĩ chỉnh nha. Tay nghề của bác sĩ chỉnh nha đóng vai trò rất quan trọng quyết định thành bại của một ca niềng. Khi gặp bác sĩ có trình độ chuyên môn chưa tốt, tay nghề yếu, trong quá trình niềng thao tác không cẩn thận, lực tác động quá mạnh lên răng sẽ gây các biến chứng, dẫn đến tình trạng sưng lợi, đau nhức. Trường hợp nghiêm trọng hơn nữa có thể kể đến là bật chân răng, tiêu xương và mất răng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình niềng cũng như phác đồ ban đầu.
Bị viêm lợi khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Bị viêm lợi trong khi niềng răng là một tình trạng phổ biến. Trong trường hợp bị viêm lợi ở mức độ nhẹ và được xử lý kịp thời thì sẽ không gây bất kỳ một ảnh hưởng nào tới quá trình niềng. Tuy nhiên, trường hợp bệnh này kéo dài và không được xử lý thì sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình niềng.
Cụ thể, tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ làm răng bị lung lay, nặng hơn sẽ bị gãy rụng, ảnh hưởng tới quá trình niềng, làm thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với ban đầu. Ngoài ra, tình trạng viêm lợi nặng lan rộng ra ổ xương răng, làm tiêu xương răng, dẫn tới tình trạng áp xe răng, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tiểu đường.
Biện pháp khắc phục tình trạng viêm lợi khi niềng răng
Nếu trong quá trình chỉnh nha gặp tình trạng viêm lợi, lời khuyên của chúng tôi là bạn nên đến ngay nha khoa chỉnh nha mà bạn đang theo làm để bác sĩ chỉnh nha có thể có phương án xử lý tốt nhất. Bên cạnh đó, việc xử lý sớm tình trạng này sẽ hạn chế ảnh hưởng tới tiến trình niềng răng ban đầu.
Và tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng viêm lợi, mà sẽ có những biện pháp khác nhau. Cụ thể:
Đối với tình trạng viêm lợi ở mức độ nhẹ
Trường hợp viêm lợi nhẹ, biện pháp xử lý là tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng để ngăn ngừa sự phát triển của viêm lợi. Trong trường hợp có thể sẽ cần sử dụng tới viên uống giảm viêm để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm lợi khi niềng răng.
Đối với tình trạng viêm lợi mức độ nặng
Trường hợp viêm lợi nặng lan rộng đến toàn bộ lợi, bạn có thể dùng một số loại thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để xử lý tình trạng trên nhé. Cụ thể:
- Thuốc kháng sinh Beta-lactam, macrolid: Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng…
- Thuốc kháng viêm Non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng gây ra.
- Nhóm thuốc Corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng;
- Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin…: Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.
Ngoài ra, trong quá trình niềng, để hạn chế tình trạng viêm lợi phát triển, bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống và tình trạng vệ sinh răng miệng của mình một cách đầy đủ nhé.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích liên quan tới tình trạng viêm lợi khi niềng răng. Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe răng miệng, đừng chần chừ liên hệ với Nha Khoa Thúy Đức để được hỗ trợ ngay nhé!
Xem thêm: Bị tụt lợi có niềng răng được không?